Sỏi niệu quản – Cần phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời

Bệnh sỏi niệu quản là gì?

Trước tiên, cần hiểu niệu quản là một đường ống dài khoảng 25cm. Có chức năng dẫn nước tiểu từ phân xuống bàng quang, càng đi xuống niệu quản càng hẹp lại.

Khi bị sỏi niệu quản là xuất hiện sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị ứ đọng nước tiểu và gây ra các biến chứng.

Có 3 vị trí hay xuất hiện tình trạng sỏi niệu quản như:
– Đoạn nối thận vào niệu quản

– Đoạn nối niệu quản vào bàng quang

– Đoạn nối niệu quản nằm phía trước động mạch chậu

Khi sỏi mới xuất hiện, chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn đầu kéo dài khoảng 2 năm. Và chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường khó nhận biết. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa có hiệu quản đến 80%.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu quản
– Do sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp

– Do hậu quả của các bệnh lý khác như: bệnh gout, bệnh tuyến giáp,lao, giang mai

– Do tổn thương niệu quản do các thủ thuật, phẫu thuật khác gây nên.

– Dị dạng niệu quản bẩm sinh: một số dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi

– Tăng canxi máu: canxi máu tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng

Một số nguyên nhân khác:

– Nước tiểu bị bão hòa về muối canxi. Tình trạng nước tiểu bị bão hòa về muối canxi. Do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận.

– Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm. Khi đó nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh thành sỏi niệu quản.

– Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalate. Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn men chuyển hóa ở gan do di truyền cũng thường thấy tăng oxalat niệu và dễ có sỏi oxalate.

– Do thói quen uống ít nước cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu, bổ sung dư thừa vitamin C…

Triệu chứng sỏi niệu quản gồm có:

– Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn. Biểu hiên: đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không có tư thế giảm đau.

– Nước tiểu đục, có, lưu ý khi sốt kèm rét run. Đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

– Tiểu ra máu có thể tiểu máu vi thể phát hiện qua soi cặn lắng nước tiểu hay tiểu máu đại thể. Trường hợp này có thể phát hiện bằng mắt thường nước tiểu màu như nước rửa thịt.

– Tiểu ra sỏi nhỏ ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán.

– Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện

Biến chứng do sỏi niệu quản:
– Do sỏi chặn đường, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ra ứ nước tại thận, làm ảnh hưởng tới chức năng thận.

– Viêm đường tiết niệu. Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm với biểu hiện sốt cao rét run, hố thắt lưng căng đau.

– Dẫn đến suy thận cấp. Xảy ra khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.

– Suy thận mạn. Khi viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.

PHÒNG KHÁM NAM HỌC - TIẾT NIỆU BÁC SĨ VŨ

Gọi Chat zalo Facebook Đặt lịch khám